Nhân quả báo ứng là gì?

Luật nhân quả báo ứng luôn được phổ biến trong Phật giáo, vậy nó là gì và con người cần làm gì để tránh được báo ứng?


 

Luật nhân quả là một học thuyết phổ biến nhất trong Phật giáo. Học thuyết này bắt nguồn từ Ấn Độ trước sự ra đời của Đức Phật. Tuy nhiên, chính Đức Phật đã giải thích và xây dựng luật nhân quả dưới hình thức hoàn chỉnh trong quá trình giảng dạy của Người.

Luật Nhân Quả Là Gì?

Karma (Nghiệp) là một từ tiếng Phạn liên quan đến số phận và hành động. Tất cả hành động, lời nói, ý nghĩ có tác ý đều được gọi là nghiệp. Hầu hết nghiệp được tạo tác trên cơ sở của thân, khẩu và ý. Tất nhiên, cả ba nghiệp trên đều xuất phát từ ý niệm hay còn gọi là tâm.

Bạn phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Đó là luật nhân quả, một quy luật không thể phá hủy của vũ trụ. Bạn xứng đáng với mọi thứ xảy ra với bạn, dù tốt hay xấu. Bạn là người xây dựng số phận cho bạn, hạnh phúc hay đau khổ.

nhan qua bao ung1

 

Luật nhân quả tác động thông suốt cả ba đời

Luật nhân quả tác động thông suốt cả ba đời. Con người, ngoài đời sống hiện tại đã từng sống những đời sống quá khứ nhiều vô lượng và sẽ sống những đời sống vị lai nhiều vô lượng. Một đời sống hiện tại mà đem so với vô số đời sống quá khứ và vô số đời sống vị lai thì thật là bé nhỏ, ngắn ngủi không đáng kể. Định luật nhân quả quán xuyến cả ba đời. Việc thụ báo lần lượt sẽ diễn biến theo thứ tự. Nghiệp lực nhỏ lớn, nhẹ nặng khác nhau quyết định thứ tự và mức độ thụ báo khác nhau. Đời này nếu làm thiện làm ác vị tất phải chịu báo trong đời này. Đời này, chịu khổ được vui vị tất đã do nghiệp nhân tạo ra trong đời này. Hơn phân nửa chuyện xảy ra trong đời này là quả báo của nghiệp nhân tọ ra ở đời sống trước. Phần lớn việc làm trong đời này sẽ phải chờ tới đời sau mới có quả báo. Nếu nhìn suốt cả ba đời thì sẽ không còn thắc mắc gì nữa đối với luật nhân quả

Nhân quả là gì?

Hỏi: Kính thưa Thầy! Nhân quả là cái gì? xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được biết.

Đáp: Nhân quả là chữ Hán, nhân: có nghĩa là hạt; quả: có nghĩa là trái, gồm chung hai chữ nhân quả lại nghĩa đen của nó là hạt và trái. Hạt giống nào sẽ cho trái nấy, không thể cho trái khác được. Ví dụ: hạt cam khi gieo lên thành cây sẽ cho trái cam; hạt chanh sẽ cho trái chanh, không thể nào hạt cam mà cho trái chanh được, cũng như hạt chanh không thể nào cho trái cam được, v.v.. Còn nghĩa bóng là hành động thiện hay ác, nếu hành động thiện thì được phước báo an vui, còn hành động ác thì phải thọ lấy sự đau khổ, tức là hành động nào sẽ gặt lấy hậu quả của hành động nấy.

Ví dụ: Như hành động trộm cắp thì phải gặt lấy hậu quả của hành động trộm cắp là bị bắt ở tù, hoặc bị người mất của bắt được đánh đập, có khi họ giết chết.

Hậu quả của sự tham lam trộm cắp, không những ở trong kiếp hiện tại nghèo nàn, đói khổ mà còn kéo dài trong các kiếp vị lai nữa. Cho nên, nhân quả tham lam đem lại cho đời người một sự nghèo đói bất hạnh vô cùng, là con người chúng ta phải tránh gieo nhân quả trộm cắp, cướp giựt của người khác, do không tham lam trộm cướp của người khác thì đời sống của chúng ta sẽ được no cơm ấm áo, nếu càng gieo nhân quả tham lam trộm cắp thì đời sống của chúng ta sẽ đói khổ vô cùng và trong muôn kiếp.

Kẻ làm ác giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh thì hậu quả sẽ bị tai ương, bệnh tật, khổ đau, hoạn nạn hoặc bị sự giết hại của kẻ khác, bằng cách này hoặc bằng cách khác v.v..