Phật nói “Từ Bi Hỉ Xả” là gì?

Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Vậy từ, bi, hỷ, xả là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!


Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người Phật tử lấy tứ vô lượng: từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh.

Từ vô lượng

Còn gọi là Tâm từ, từ tâm, lòng từ trầm tĩnh trìu mến dễ chịu phản nghĩa là sân hận.Tình yêu vô bờ bến nhưng không phải là tình yêu trai gái mà lại to lớn đồng đều dành cho tất cả chúng sinh vạn vật chứ không vị kỷ đối tượng,là cái gì làm cho lòng ta êm dịu mát hay tâm trạng của người bạn tốt, là chân thành ước mong tất cả bá tánh đều sống thật sự an lành hạnh phúc. " Chân Thiện Mỹ " "thiện" là thiện cảm thiện chí thành ý đối cả ác cảm ác ý thành kiến.

búda-1024x576

 

Bi vô lượng

“Bi” là lòng thương xót cứu khổ, thương dứt trừ đau khổ cho hết thảy chúng sinh. Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Đặc tính của “tâm bi” là ý muốn giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ.

Tâm bi là vị thuốc có thể tiêu trừ bệnh hung bạo. Lòng của người có tâm bi thật là mềm dịu. Lắm khingười có tâm bi không ngần ngại hy sinh đến cả tính mạng. Chính do nơi tâm bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ kẻ khác, giúp mà không bao giờ mong đền ơn, đáp nghĩa.

Hỉ vô lượng

Là tâm hoan hỷ, vui thích với hạnh phúc của người khác, trước sự thành công của một chúng sinh. Là một trạng thái bình tĩnh và hạnh phúc của tâm. Tâm Hỷ đối nghịch ưu phiền não có chiều hướng loại trừ lòng ganh tỵ, đố kỵ.

Xả vô lượng

Chúng ta thể hiện lòng buông bỏ không phải vì lợi cho riêng bản thân chúng ta mà còn phải vì lợi của mọi Chúng tình xung quanh nữa như đã nói ở trên. Mà muốn mang cái lợi ích đến cho cả mình và người thì không thể phân biệt cao thấp, không thể cân đo đong đếm, lại càng không thể chấp trong và chấp ngoài. Vậy thì với tinh thần ấy, chúng ta Xả là vì sự Bình Đẳng lợi ích của cả trong cả ngoài, cả mình và người. Lợi ích đây muốn nói đến là những gì tốt đẹp, những gì tạo phước trí, những gì giảm bớt nghiệp, những gì thuận duyên, những gì giảm phiền não v.v…thì vì điều đó mà chúng ta xả và bình đẳng cùng nhận được.

Ai đã phát triển được tứ vô lượng tâm trong lòng mình, người ấy đã tạo được trạng thái tinh thần hòa và bình giữa mình và nhân loại, hòa mình được với tất cả vạn vật. 

maxresdefault-1

 

Chính nhờ từ, bi, hỷ, xả mà con người có thể gọi là văn minh và con người xứng đáng là con người. Tứ vô lượng tâm là phần tinh túy cao cả nhất trong tâm hồn ta và nó phải là lý do và nền tảng của mọi hành động ta. Tâm hồn ta có được tinh khiết thanh tịnh cùng chăng, cũng do tứ vô lượng tâm vậy.